Home Nhịp Sống Trẻ Nhịp Sống Trẻ TC 3 câu “thần chú” dạy bạn cách nhìn thấu một người: Đọc vị một người chưa bao giờ đơn giản đến thế!

3 câu “thần chú” dạy bạn cách nhìn thấu một người: Đọc vị một người chưa bao giờ đơn giản đến thế!

0
3 câu “thần chú” dạy bạn cách nhìn thấu một người: Đọc vị một người chưa bao giờ đơn giản đến thế!
3 câu "thần chú" dạy bạn cách nhìn thấu một người: Đọc vị một người chưa bao giờ đơn giản đến thế!

Ở đời, làm quen kết bạn thì dễ, để hai người hiểu nhau mới là chuyện khó. Người luôn niềm nở chưa chắc đã chân thành với bạn. Người hết mực yêu thương bạn chưa chắc sẽ không bao giờ rời bỏ bạn. Người xưa có câu: “Họa hổ họa bì nan họa cốt/ Tri nhân tri diệt bất tri tâm“. Để hiểu một người, đừng chỉ nhìn vào những thứ bề ngoài, hãy để tâm tới những chi tiết khác.

Tiểu tiết là biểu hiện của nhân cách

Bạn tôi từng chia sẻ một kỷ niệm khó quên khi lần đầu đi du lịch Ai Cập vào 10 năm trước. Do lo ngại về vấn đề an toàn, cô đã chọn hình thức du lịch theo tour. Nhưng vì đang là mùa du lịch nên các khách sạn đều ở trong tình trạng thiếu phòng. Do vậy, cô đành phải ở chung phòng với một cô gái lạ mặt khác. Tất nhiên, cô chẳng hề thấy thoải mái chút nào khi phải ngủ chung giường với một người lạ.

Tuy nhiên, đối phương dù đang khá mệt mỏi nhưng vẫn lịch sự mở lời với cô: “Chào cậu. Mình ngủ rất ngoan, không ngáy đâu. Cậu chịu khó chút ở chung với mình nhé.” Nghe những lời nhẹ nhàng này, cô bắt đầu có thiện cảm hơn với đối phương. Sau đó, hai người cùng nhau đi lên nhận phòng.

Khi vào đến phòng, cô đi tắm trước. Sau khi từ phòng tắm bước ra, cô liền bất ngờ về cảnh tượng trước mắt. Cả căn phòng đều ngập tràn mùi hương thơm dịu nhẹ của các loại cỏ thơm và hoa oải hương. Hành lý của người kia đã được sắp xếp gọn gàng vào một góc nhỏ. Người ấy còn dành hẳn một chỗ lớn để cho cô xếp hành lý. Người ấy làm việc gì cũng rất nhẹ nhàng vì sợ sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của cô.

Trong suốt 12 ngày ở chung với nhau, hai người đã có những kỉ niệm vui vẻ và đáng nhớ. Trước khi đi đâu, cô gái kia luôn chu đáo mang thêm một bình nước cho bạn của tôi. Lúc chụp ảnh, cô ấy cũng chủ động xách balo cho bạn của tôi. Người bạn cùng phòng ấy đã để lại trong lòng bạn của tôi những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Từng hành động của người ấy đều toát lên sự lương thiện cũng như tấm lòng biết suy nghĩ cho người khác.

Pascal từng nói: “Để đánh giá đạo đức của một người đừng chỉ nhìn vào những hành động đặc biệt mà hãy để tâm đến những hành động trong thường ngày của họ.”

Những chi tiết ấy giống như một mặt hồ trong suốt soi chiếu được diện mạo chân thật của con người. Từng cử chỉ từng lời nói đều ngầm nói lên nhân cách của người đó. Người thì biết nói dối nhưng các chi tiết đó thì lại không hề dối trá. Người có giáo dục không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn bộc lộ ngay trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một giọt nước cũng có thể phản chiếu ánh nắng rạng rỡ của mặt trời. Nhân cách thật của con người sẽ được phản ánh qua từng tiểu tiết trong cuộc sống.

Lúc khó khăn mới hiểu lòng người

Những lúc khó khăn hoạn nạn mới là lúc để ta hiểu rõ lòng người. Trong bộ phim Kim phấn thế gia, nhân vật Kim Yến Tây là một người trượng nghĩa, đối đãi tử tế với các anh em huynh đệ. Chỉ cần là vì bạn bè, dù có phải lên núi cao, xuống biển lửa, thì cậu cũng can tâm tình nguyện.

Bạn thân là Lưu Bảo Thiện mới bị bắt vào tù vì tội tham lam. Yến Tây liền dùng thân phận con trai chủ tịch đến giải cứu bạn mình. Nhưng Yến Tây lại chưa từng nghĩ đến việc các đối thủ cạnh tranh với cha cậu sẽ vin vào cớ này để hạ thấp danh dự của ông. Vì chuyện này, cha cậu đã nổi trận lôi đình: “Con vì bạn mà làm như vậy có đáng không? Con sẽ có được những gì từ người đó chứ?”

Yến Tây ngẩng cao đầu đáp: “Những việc con làm cho bạn bè chưa bao giờ cần họ phải báo đáp.” Yến Tây là một người vô cùng nhiệt tình với bạn bè. Cậu có thể cho đi mà không cần báo đáp cũng chẳng tính toán gì.

Nhưng đến khi cha qua đời, Kim gia lụi bại, những người bạn từng thân thiết đều đồng loạt quay lưng với cậu. Lúc này, Yến Tây cũng không có công ăn việc làm. Bản thân cậu từ một thiếu gia ăn sung mặc sướng lại rơi vào cảnh bần cùng không xu dính túi. Cậu ôm hy vọng đến gặp người bạn thân Lưu Bảo Thiện để nhờ bạn tìm giúp cho mình một công việc.

Cậu nói với Bảo Thiện rằng: “Đến nước này rồi, tôi chẳng còn kén chọn được nữa đâu. Việc gì tôi cũng làm.”

Tuy nhiên, người bạn “tốt” Bảo Thiện lại từ chối khéo lời nhờ vả của Yến Tây. Sau cùng thì đến tiền trà thuốc hôm đó cũng là do chính tay Yến Tây – một kẻ đang thất nghiệp trả nốt. Trong lúc khó khăn, thiếu gia Kim Yến Tây mới biết đời này thật bạc bẽo. Cậu hiểu ra rằng không phải ai cũng xứng đáng để chúng ta đối đãi chân tình.

Đi qua những ngày tháng tăm tối, ta mới biết ai là người thật lòng, ai là người giả dối.

Khi đắc ý, ai cùng có thể cùng khoác vai nhau thề thốt các kiểu. Đến khi hoạn nạn, bạn mới nhận ra người đáng quý nhất chính là người vẫn luôn kề vai sát cánh với mình.

Ở lâu mới biết lòng người. Hoạn nạn mới thấy chỗ chân tình. Nếu như không trải qua những ngày tháng đó thì sao ta có thể hiểu được họ chứ? Người có thể đi cùng ta đến cuối cùng là người sẽ vượt qua được mọi thử thách của thời gian.

Lợi ích là phép thử nhân tính

Một cô gái lên mạng khóc lóc nói mình đã bị người khác cướp mất suất đi học đại học vào 15 năm trước. Cô nói hành động ấy đã hủy hoại cuộc đời của cô.

Năm ấy, tôi đã phải vất vả học hành để đạt được số điểm cao, vậy mà lại bị chị ấy cướp trắng. Giờ chị ấy đang được làm giáo viên bằng chính số điểm đại học của tôi năm đó.” Người phụ nữ được nhắc tên trong câu chuyện trên lập tức bị đình chỉ công tác. Sau khi tiến hành điều tra và xác minh, mọi người mới phát hiện hóa ra sự thật không hoàn toàn giống như những lời cô gái kia nói.

Người bạn vốn đã dùng thân phận của cô để đi thi. Nhưng số điểm trên lại là do chính người đó thi được chứ không phải là của cô. Người đó có thể thuật lại chính xác kỳ thi đại học năm ấy. Còn cô thì lại ấp a ấp úng, câu được câu chăng.

Chính sách thời đó không cho phép những thí sinh đã thi trượt thi lại vào chuyên ngành sư phạm. Người kia do năm đầu tiên thi không đỗ, nên mới mượn thân phận của cô – người vốn đã bỏ học từ lâu để đi thi. Hơn nữa, khi ấy cũng chính cô đã tự nguyện cho bạn mình mượn. Nhưng sau nhiều năm, trong khi bạn mình đã làm cô giáo, thì cô vẫn chỉ là một người nông dân bình thường. Cô bắt đầu nảy sinh lòng đố kỵ. Kể cả khi bộ Giáo dục xác nhận kết quả thi năm ấy là của người kia, cô vẫn tiếp tục đi tố cáo khắp nơi.

Con người có một tính xấu chính là không thể chịu đựng được khi nhìn thấy những người xung quanh sống tốt hơn mình.

Khi chưa có những ràng buộc về lợi ích, tình cảm giữa đôi bên còn tốt đẹp. Để rồi đến khi đứng trước lợi ích, người quen cũng hóa thành người dưng, thậm chí còn chuyển bạn thành thù.

Giống như lửa là để thử vàng, lợi ích là phép thử để xem ai là người ngay thẳng, ai là người đen tối. Khi đối mặt với những cám dỗ của lợi ích, con người càng phải giữ lấy đạo đức, không nên làm ra những chuyện hại mình hại người. Chỉ có như vậy, con người mới có thể sống một đời bình an.

Ở trên đời, bạn càng gặp nhiều người và trải qua nhiều chuyện thì bạn lại càng hiểu. Nhân sinh vô thường, thế sự khó lường. Giữa người với người, chỉ có chân thành đối đãi thì mới giữ được những mối quan hệ lâu dài.

Muốn biết người tốt hay xấu hãy nhìn vào những hành động cử chỉ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Muốn biết người thật lòng hay giả dối, hãy nhìn vào những lúc hoạn nạn khó khăn. Muốn biết người thiện hay ác, hãy nhìn vào cách cư xử khi đứng trước những cám dỗ. Tình cảm chỉ xuất phát từ một phía sẽ không thể nào bền lâu. Mong rằng đời này chúng ta sẽ không phải phụ bất cứ tâm chân tình nào.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
error: Content is protected !!